SEO
Google Hummingbird – Thuật toán chim Ruồi

Google Hummingbird – Thuật toán chim Ruồi

Xin chào, hôm trước ở một status tham khảo ý kiến của các bạn trên Facebook của tôi về việc Chính Ruồi nên viết về chủ để gì sắp tới, và Chim Ruồi là sự lựa chọn của nhiều bạn, nên tôi quyết định viết bài này để thỏa mãn … các bạn :D Thật sự thì khi Google ra thuật toán Chim Ruồi (Hummingbird) làm tôi nhớ đến bộ phim Ruồi Hummingbird do Jason Statham thủ vai chính, tôi cũng nghỉ rằng nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thứ hạng các từ khóa của website, dứt khoát và ly kỳ như các tình tiết hành động trong phim, nhưng không… Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chú chim bé nhỏ này nhé !

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là một “thuật toán tìm kiếm”?
Thuật toán tìm kiếm là một thuật ngữ về kỹ thuật giúp bạn hình dung được công thức mà Google sử dụng để sắp xếp hàng tỷ trang web và những thông tin của nó, nhằm đưa ra những kết quả mà Google cho rằng đó là câu trả lời hay nhất cho người tìm kiếm.

Khi nào là lần cuối cùng Google thay đổi thuật toán lớn của mình?
Thuật toán Caffeine (năm 2010), là một trong những thay đổi to lớn nhất, giúp Google hoàn toàn thu thập và index thông tin chứ không phân loại được chúng.

Thuật toán “Hummingbird” là gì?
Là tên gọi của một thuật toán tìm kiếm mới mà Google sử dụng vì Google tin rằng nó sẽ đem lại kết quả tìm kiếm tốt hơn. Sau khi thảo luận và thống nhất, thuật toán có tên Hummingbird này được chính thức công bố vào ngày 26/09/2013 tại một cuộc họp báo.

Thuật toán Hummingbird được áp dụng khi nào?
Sự ra mắt của thuật toán mới này đã làm chấn động toàn thể cộng đồng marketing trên thế giới, đặc biệt là khi nó đã được áp dụng trên Google.com ít nhất 30 ngày trước, và ngày 26/9/2013 chỉ là ngày Google công bố mà thôi.

Thuat toan Chim Ruoi - Google Hummingbird

Thuat toan Chim Ruoi – Google Hummingbird

Vì sao lại gọi là thuật toán Hummingbird (chim ruồi)?
Theo thông tin mà mình tra trên Wiki thì Chim ruồi, còn được gọi là họ Chim ong (danh pháp khoa học: Trochilidae) là một họ chim nhỏ, khi bay chúng đứng nguyên ở một chỗ, đôi cánh của chúng đập trên 70 lần/giây, vì vậy chúng được đặt tên là chim ruồi. Google giải thích, tên gọi đó nói lên được sự “chính xác và nhanh chóng”.

Penguin, Panda và những “update” khác — những thứ đó có khiến thuật toán thay đổi hay không?
Panda, Penguin và những thuật toán khác là những thay đổi một phần nào đó trong thuật toán cũ, chứ không hoàn toàn thay thế nó. Hãy thử tưởng tượng, giống như một cỗ máy. Những thuật toán Panda hay Penguin cũng giống như việc thay đổi một bộ phận lọc dầu hay thay phanh mới. Hummingbird là một cỗ máy hoàn toàn mới, mặc dù nó vẫn sử dụng một số phần của thuật toán cũ, chẳng hạn như Penguin và Panda.

“Cỗ máy” mới đang sử dụng những bộ phận cũ?
Đúng, mà cũng không đúng. Một số bộ phận hoạt động rất tốt, vì thế chẳng có lý do gì để loại bỏ chúng cả. Một số phần khác sẽ được thay thế. Một cách tổng quan, theo Google, Hummingbird là một cỗ máy mới được xây dựng trên nền tảng những bộ phận đã có sẵn và thêm vào những bộ phận mới, được tổ chức theo một cách khác nhằm phục vụ đặc biệt cho nhu cầu tìm kiếm ngày nay, tốt hơn cỗ máy được tạo ra cách đây 10 năm trước bằng kỹ thuật của ngày trước.

Vậy nghĩa là thuật toán “PageRank” xem như đã hết thời?
Không. PageRank là một trong 200 “nguyên liệu” làm nên Hummingbird. Hummingbird sẽ nhìn vào PageRank – xét xem những liên kết đến trang đấy quan trọng như thế nào – cùng với những yếu tố khác chẳng hạn như trang đó có chất lượng hay không, từ ngữ được sử dụng trên đó như thế nào và rất nhiều thứ khác.

Hummingbird được sử dụng sẽ có ý nghĩa như thế nào?
Hãy thử tưởng tượng một chiếc xe 67 huyền thoại có mặt tại Việt Nam từ thời Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ việc đi lại của các tầng lớp dân cư. Hai dòng xe 67 chủ yếu thời đó là SS 50 (sản xuất năm 1967) và SS 50E (sản xuất năm 1971). Nó có thể là một chiếc xe tên tuổi, có một động cơ tuyệt vời nhưng sẽ thiếu mất vài thứ chẳng hạn như không có hệ thống phun xăng điện tử như các xe tay ga hiện nay hoặc tiết kiệm xăng. Khi Google áp dụng thuật toán Hummingbird cũng tương tự như việc nó tháo gỡ động cơ cũ và thay vào đó một động cơ mới khác, và nó làm nhanh đến nỗi chúng ta không thể nhận ra sự thay đổi đó.

Xe 67 độ màu trắng

Xe 67 độ màu trắng

Hãy bắt đầu với một số thông tin được Google chia sẻ trên blog của họ. Họ giới thiệu những cải tiến mới của hệ thống Knowledge Graph (http://www.google.com/insidesearch/features/search/knowledge.html), khiến quá trình tìm kiếm trở nên dễ dàng và nhanh chóng, người tìm kiếm sẽ dễ dàng tìm được những kết quả họ cần.

Theo Google, thuật toán này sẽ thông minh hơn, bởi vì thuật toán này đã được sắp xếp để giải đáp các câu hỏi phức tạp và cải thiện các dữ liệu có sẵn thông qua Knowledge Graph. Nó có thể chọn lọc và cung cấp câu trả lời chính xác hơn trong một thời gian ngắn hơn, nó sẽ dự đoán trước thông tin bạn cần và giúp bạn xây dựng câu truy vấn cũng như tìm kiếm kết quả và đồng thời đưa ra đáp án, dữ liệu một cách nhanh chóng. Bạn không cần phải click chuột vào từng trang web để xem thử, mà dữ liệu và đáp án sẽ được hiển thị sẵn và dễ tìm. Google có thể giữ chân người dùng trên các trang kết quả tìm kiếm của họ lâu hơn. Đổi lại, điều này sẽ tăng số lần hiển thị cho các sponsored ads, giúp họ tăng doanh thu và lợi nhuận.

Google tối ưu hóa thuật toán để có thể nó trở nên thông minh hơn, phân tích ngữ nghĩa và có thể hiểu được những từ ngữ đơn giản đóng vai trò cốt lõi trong việc thực hiện mục tiêu tăng thời gian người truy cập lưu lại trên trang web và cải thiện doanh thu.

Mục tiêu quan trọng thứ hai đó là thực hiện một cuộc cải cách lớn cho quá trình tìm kiếm trên điện thoại di động, để nó hoạt động tốt hơn trên điện thoại di động. Bởi vì số người thực hiện tìm kiếm trên điện thoại di động ngày càng nhiều, thuật toán đã được phát triển để có thể hiểu được những truy vấn dài hơn và phức tạp hơn.

Trang kết quả tìm kiếm được tối ưu hóa để trở nên đơn giản hơn, rõ ràng hơn, cảm ứng nhạy hơn và kết quả được nhóm rõ ràng nên người dùng sẽ dễ dàng tập trung hơn vào kết quả họ cần tìm.

Google vẫn sẽ tiếp tục cải tiến để ngày càng đổi mới và cung cấp cho bạn quá trình tìm kiếm đơn giản và trực quan hơn. Bởi vì quá trình tìm kiếm trên smartphone có tốc độ chậm như khi bạn truy cập Internet bằng modem dial–up.” Theo Amit Singhal, Phó chủ tịch cấp cao của Google Search.

Tìm kiếm trên di động (Smartphone)

Tìm kiếm trên di động (Smartphone)

Chúng ta còn biết gì khác ngoài những thông tin đã công bố trong buổi họp báo và Google Blog ?
Thuật toán Hummingbird ảnh hưởng đến 90% kết quả tìm kiếm trên toàn thế giới. Vì sao lại như vậy ? Trong khi thuật toán Penguin chỉ ảnh hưởng đến 3% truy vấn mà tác động của nó đem lại đã cực kỳ lớn. Lý do là, thuật toán này không hề ảnh hưởng đến chất lượng tìm kiếm, mà chỉ tập vào việc thu hồi dữ liệu, cải tiến phân tích trí tuệ và cách thức hiển thị kết quả.

Khi được hỏi về những tác động mà Hummingbird đem lại, Amit Sinhal cho biết: “Với những truy vấn tìm kiếm phức tạp hơn, thuật toán này có thể hiểu tốt hơn.” Do đó có thể thấy thuật toán này tập trung hơn vào quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nó có thể hiểu những từ khóa dài và phức tạp tốt hơn.

Singhal cũng cho biết rằng Hummingbird cũng là một cách để hiển thị và tái sử dụng những dịch vụ mới để cải thiện kết quả tìm kiếm. Điều này đã được áp dụng triệt để trong những thay đổi của Google suốt 24 tháng vừa qua.

Gần đây Google cũng đưa ra thêm thông tin về việc ra mắt một số công cụ, thuật toán mới như:

  •     In-dept articles (8/ 2013)
  •     Knowledge Graph (5/ 2012)
  •     Google Now (4/ 2013)
  •     Google Conversational Search (5/2013)

Bây giờ, hãy nói về Google Plus và mối quan hệ giữa nó và thuật toán chim Ruồi vừa được đưa ra này. Tại  Social Media Weekly Los Angeles 2013, một đội ngữ từ của Google đã có một buổi nói chuyện về cách Google Plus cải thiện kinh nghiệm tìm kiếm.

Họ giải thích rằng Google Plus đóng vai trò chủ chốt trong quá trình Google lập kế hoạch nhằm cải thiện trải nghiệm người tìm kiếm trong tương lai. Google sẽ tiếp tục cải thiện khía cạnh xã hội này, vì quá trình tìm kiếm đang dần trở nên xã hội hóa, người dùng cũng ngày càng trở nên tinh vi hơn khi liên tục sử dụng mạng xã hội và thiết bị di động. Đồng thời họ cũng công khai bàn luận về cách mà Google đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm. Họ khuyến khích những người tham gia tại hội nghị sử dụng Google Plus thường xuyên để chia sẻ nhiều kiểu nội dung, bao gồm văn bản, âm thanh và hình ảnh để cải thiện khả năng được hiển thị.

Bạn có thể thắc mắc vì sao tôi lại nói Google Plus có liên quan đến thuật toán Hummingbird. Câu hỏi của hầu hết các bạn làm SEO là: Hummingbird liên quan gì với Google Plus? Mới đây, Matt Cutts đã tuyên bố rằng lượng Google +1 trên Google Plus không hề làm tăng mức hạng. Vậy liệu Hummingbird có ảnh hưởng đến quá trình phân tích số lượng Google +1 và dữ liệu của Google Plus không? Hummingbird có phân tích những tín hiệu xã hội khác nhau không? Liên kết vẫn tiếp tục là một yếu tố quan trọng trong Hummingbird hay thuật toán này sẽ lệ thuộc nhiều hơn vào các tín hiệu xã hội?

Thủ thuật sử dụng Google+ Plus

Theo như Danny Sullivan, Google đã tuyên bố rằng:
Nói chung, Hummingbird là một công cụ mới được xây dựng trên các thuật toán mới và cũ, được tổ chức một cách đặc biệt là phục vụ nhu cầu tìm kiếm ngày nay, chứ không phải là một tạo ra cho các nhu cầu của mười năm trước, với các công nghệ đã lỗi thời.

Danny cũng tuyên bố rằng Hummingbird vẫn sẽ xếp hạng các trang web bằng cách phân tích liên kết. Thuật toán Panda và Penguin vẫn sẽ được sử dụng, như một bộ lọc và ảnh hưởng đến quá trình xếp hạng của các kết quả tìm kiếm. Theo như Sullivan cho biết, các thuật toán cũ này vẫn được sử dụng như một phần của thuật toán nâng cao Hummingbird.

Vậy thì, Hummingbirds tác động đến kết quả tìm kiếm của Google như thế nào?
Thuật toán này sẽ giúp cũng cố khả năng giải đáp thắc mắc của Google, đưa ra dự đoán cho những ý định tìm kiếm của người dùng và giữ họ lưu lại trên trang web lâu hơn, nhằm cải thiện trải nghiệm tìm kiếm cũng như doanh thu. Tất cả những thuật toán trước đây đều tập trung vào chất lượng tìm kiếm, nhưng thuật toán Hummingbird tập trung hơn vào trải nghiệm và giao tiếp xã hội. Cũng như sức mạnh của công nghệ ngày một phát triển, các robot của Google giờ đây có thể trả lời câu hỏi và mô phỏng trí thông minh của con người.

Thuật toán Hummingbird đã được áp dụng vào tháng trước hoặc lâu hơn thế mà không ai nhận ra.  Ngay cả Moz, Search Engine Watch hay các công ty dịch vụ công nghệ lớn cũng không hề nhận ra sự thay đổi này. Nếu thuật toán này thật sự có ảnh hưởng lớn đến quá trình xếp hạng và hiển thị kết quả tìm kiếm, mọi người đã phải nhận ra sự thay đổi của chúng. Nhưng chúng ta chỉ biết khi Google tổ chức buổi họp báo và chính thức ra mắt nó sau khi đã áp dụng thành công. Vì vậy rõ ràng là thuật toán này thay đổi các tính năng bên trong, không phải như Penguin hoặc Panda. Tuy kết quả của thuật toán đem lại không dễ dàng nhận thấy được, nhưng với thuật toán này, Google sẽ trở nên thông minh và quyền lực hơn bao giờ hết.

Trong tuần này, Google cũng đã mã hóa tất cả dữ liệu từ khóa để các marketers không cần phải theo dõi lượng truy cập bằng những từ khóa của các quá trình tìm kiếm tự nhiên (not provided). Sự đồng loạt thay đổi này liệu có phải là ngẫu nhiên không?

Các marketer chúng ta sẽ phải làm quen với sự thay đổi lớn này như thế nào ?

Tập trung vào Google Plus
Google plus là mạng xã hội nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng trên Google.

Bên cạnh việc marketing nội dung và xây dựng liên kết chất lượng cao, tôi tin rằng Hummingbird sẽ là một nền tảng xã hội cho các thuật toán tìm kiếm. Google Plus giờ đây đã trở thành khía cạnh cơ bản và cốt lõi của Google SEO. Singhal không hề đề cập đến Google Plus tại buổi họp báo, nhưng phân tích báo cáo của họ cùng với những thay đổi của Google Plus đã tạo ra một mối liên kết rõ ràng. Nếu bạn đang tham gia vào cộng đồng Google Plus và xây dựng được một lượng bạn bè ở đó, bạn thường xuyên trả lời các câu hỏi, hay tạo ra các nội dung dưới dạng video bằng Hangouts và Youtube, và sử dụng hashtags thì bạn đang xã hội hóa tìm kiếm và đây chính xác là những gì mà Google hướng đến.

Nếu bạn tập trung vào marketing nội dung, xây dựng uy tín, liên kết chất lượng cao và cung cấp giải pháp cho những vấn đề của cộng đồng, thì bạn đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu xếp hạng của Hummingbird. Tối ưu hóa nội dung cho điện thoại di động và tập trung vào NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy) cũng như phân tích, nghiên cứu ngữ nghĩa từ khóa cũng có thể giúp tăng khả năng hiển thị của bạn trong thuật toán này.

Thuật toán Panda vẫn tiếp tục được sử dụng để “phạt” những nội dung vô giá trị, Penguin để xử lý những liên kết không tự nhiên hoặc chất lượng thấp… thì có lẽ thuật toán Hummingbirds sẽ là giải quyết khía cạnh xã hội của quá trình tìm kiếm như một phương pháp cạnh tranh trong môi trường tìm kiếm xã hội hóa này, đặc biệt là khi Facebook cho ra đời công cụ Facebook Open Graph.

Bạn có đồng ý không? Bạn có tin rằng thuật toán Hummingbird này sẽ tăng tầm quan trọng của các tín hiệu xã hội không? Google Plus có phải là một yếu tố quan trọng không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình nhé.

Hummingbird giúp mang lại những hoạt động tìm kiếm “mới” nào?
Google Conversational search – “Tìm kiếm bằng giọng nói” là một trong những ví dụ điển hình nhất về những thuận tiện trong tính năng tìm kiếm mới: Người dùng dễ dàng tìm kiếm bằng giọng nói, Google nhận diện rồi hiện câu trả lời bằng giọng đọc, khiến quá trình tìm kiếm như một cuộc hội thoại.”

Mời bạn cùng xem Video tôi test phía dưới đây, khi tôi sử dụng Google để tìm kiếm các thông tin lần lượt như: “đại tướng Võ Nguyên Giáp“, “Megastar“, “địa chỉ Sushi Bar” (Sushi là món khoái khẩu của tôi, vui lòng không rủ rê đi ăn Sushi, … BAO THÌ ĐI ^^) ngay lập tức Google nhận diện được giọng nói và phân tích từ , sau đó bắt đầu tìm kiếm và trả về các kết quả liên quan, rất hay.

httpvh://www.youtube.com/watch?v=tBsJQfALrAg

Xem clip Google Hummingbird – Thuật toán chim ruồi trên Youtube

P/s: Bạn cũng có thể dùng nó để luyện giọng tiếng anh, nếu phát âm chuẩn thì chắc chắn Google hiểu sẽ được ^^ Cho tui 1 LIKE hay +1 vì ý tưởng này nhé.

Tiếp, Hummingbird tập trung vào những ý nghĩa nằm đằng sau từ ngữ đó hơn. Nó có thể sẽ hiểu được vị trí thực sự của nhà bạn, nếu bạn có chia sẻ điều đó với Google. Nó cũng có thể hiểu được “nơi” mà bạn muốn tìm là một nhà hàng, quán cafe hay trung tâm mua sắm. Nó cũng biết được rằng “Sushi Bar” là một nhà hàng Nhật chuyên các món Sushi. Biết được những ý nghĩa này sẽ giúp Google cải thiện được việc tìm kiếm và chỉ đưa ra kết quả có từ ngữ trùng khớp.
Cụ thể hơn, Google khẳng định rằng Hummingbird tập trung chú ý đến từng từ ngữ trong một chuỗi truy vấn tìm kiếm, đảm bảo rằng toàn bộ chuỗi truy vấn – một câu hoặc một đoạn hội thoại nào đó – sẽ được xét đến chứ không phải chỉ là một hai từ ngữ cụ thể.

Google đã áp dụng conversational search rồi chứ?
Đúng, Google đã áp dụng từ tháng 5-2013 với việc search bằng tiếng anh, và giờ đây nó hỗ trợ cả tiếng Việt, bằng chứng là tôi vừa làm cái Video ở trên. Hummingbird được thiết kế để ứng dụng công nghệ hiểu ý nghĩa của truy vấn tìm kiếm cho hàng tỷ các trang web, thêm vào đó là những thông tin trên Knowledge Graph sẽ giúp mang lại cho bạn kết quả tìm kiếm tốt hơn.

Liệu điều này có hiệu quả?
Tôi không thể biết được. Mặc dù vậy, Google đã đưa ra những ví dụ trước-và-sau khi thay đổi của chính họ, điển hình là thuật toán Hummingbird. Và tôi tin rằng nó sẽ hữu ích đối với người dùng. Ít nhất là với tôi ^^

Nó có thể khiến cho Google trở nên tệ hơn?
Tất nhiên là không. Khi chúng ta không thể nói rằng Google đã trở nên tốt hơn, chúng ta biết Hummingbird (trên thực tế là nó đã được áp dụng từ tháng trước) vẫn chưa bị nhận bất kì phàn nàn nào từ người dùng cho rằng kết quả Google đột ngột trở nên tệ hơn. Người ta có xu hướng chỉ phàn nàn khi có gì trở nên tệ hơn; họ thường không để ý khi có gì đó được cải thiện.

Điều này có nghĩa là SEO đã hết thời?
Không, SEO vẫn chưa bao giờ lỗi thời. Trên thực tế, Google nói rằng không có gì mới hoặc khác biệt đáng để những SEO-er hoặc những người làm quảng cáo cần phải lo lắng. Vẫn là lời khuyên cũ: bạn nên có nội dung chất lượng và duy nhất. Các tín hiệu có tầm quan trọng trong quá khứ vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của mình; Hummingbird chỉ cho phép Google xử lý các dữ liệu đó theo cách mới và tốt hơn.

Nếu bạn chưa bị mất traffic trong tháng vừa qua, nghĩa là Hummingbird hoàn toàn vô hại đối với bạn vì thuật toán này đã được áp dụng 1 tháng, nếu bạn gặp vấn đề thì bây giờ hẳn bạn đã có thể thấy được kết quả. Nhìn chung, chưa có website nào than phiền về việc bị giảm hạng. Điều này chứng minh cho điều Google nói về tác dụng của truy vấn-theo-truy-vấn (query-by-query), một phương thức giúp cải thiện những tìm kiếm phức tạp hoặc đặc biệt và không làm ảnh hưởng đến những từ khóa quan trọng hay gây mất traffic.

Nhưng tôi bị giảm traffic!
Có thể là do Hummingbird, nhưng Google nhấn mạnh rằng cũng có thể do một số phần của thuật toán luôn thay đổi hoặc cải thiện. Thật khó để xác định điều này lắm ^^

Từ khóa ‘(Not Provided)’ & Google Hummingbird ảnh hưởng như thế nào đến SEO của các doanh nghiệp nhỏ
Hiện nay, Google đã chuyển đổi 100% lượt tìm kiếm an toàn làm mất đi những thống kê về traffic của các từ khóa được sử dụng bởi những doanh nghiệp nhỏ để đánh giá các công ty dịch vụ SEO hoặc đánh giá chính hiệu quả công việc của mình. Nhưng điều này không thành vấn đề, tôi sẽ thực hiện một bài viết chi tiết về Not Provided nếu bạn yêu cầu nó ở đây: https://www.facebook.com/Mr.NgocChinh/posts/667306333280499

Entrance Page - Trang lối vào

Entrance Page ở đây là trang chủ, dẫn đến các trang con khác

Thay thế lượng traffic từ những từ khóa không có thương hiệu bằng các entrance page (trang dẫn/lối vào)
Một website mạnh sẽ luôn mở rộng quy mô hoạt động. Nói cách khác, những bài viết sẽ phải đáp ứng những tiêu chí của thuật toán Hummingbird và đòi hỏi website đó cần phải có từ khóa được xếp hạng hàng tháng cao nhằm chứng minh rằng nó là một trang đáng tin cậy. Tiêu chuẩn đơn giản nhất giúp bạn xem xét lại trang chính là số lượng những entrance page độc nhất được người dùng sử dụng để vào được website.

Một website với nhiều entrance page hơn:

  • Là một nguồn đáng tin cậy hơn giúp trả lời được những thắc mắc của người dùng
  • Đưa ra ý kiến chuyên gia cho nhiều chủ đề hơn
  • Có nhiều từ khóa long-tail được xếp hạng.
  • Mở rộng phạm vi đối với nhiều trang có chủ đề cụ thể.

 

Làm sao để phát triển những entrance page của website
Website không thể phát triển mạng lưới các entrance page của mình nếu không thường xuyên cập nhật những bài viết mới. Hiện nay nhiều webmaster không thường xuyên cập nhật website của họ, lại không có blog. Webmaster và những chủ doanh nghiệp nhỏ cần phải sáng tạo hơn để thu hút được sự chú ý:

  • Những tin tức nóng bỏng trong lĩnh vực đến từ các chuyên gia.
  • Sáng tạo thêm các infographic.
  • Làm video để đăng lên Youtube.
  • Thuê người quảng bá trên các mạng xã hội
  • Dùng một số tiền nhỏ để quảng bá nội dung hay nhất bằng PPC.

Đo lường lượng truy cập của từ khóa là chưa đủ
Trong khi có nhiều lựa chọn thay thế cho việc phân tích từ khóa, lượng traffic từ các từ khóa thương hiệu và không có thương hiệu ngày càng xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến việc chỉ đo lường thứ hạng từ khóa và lượng truy cập từ từ khóa đó là một việc làm thiếu sót, chưa đầy đủ. Kết quả thu hồi được từ việc đầu tư vào SEO phải là việc tăng được số lượng khách hàng mới.

Việc theo dõi và phát triển khách hàng tiềm năng vẫn là thước đo duy nhất, hiệu quả nhất giúp đo lường hiệu suất làm việc của website của doanh nghiệp nhỏ đó. Nhiều website bỏ quên mất phương pháp web-to-lead hiệu quả và theo dõi qua điện thoại (có đến 50% lead có được là nhờ gọi điện thoại mặc dù website được tìm thấy nhờ công cụ tìm kiếm) kết hợp với nhau hiệu quả để cho ra một cái nhìn toàn diện hơn.

Kết luận
Năm nay được xem là một năm đầy thăng trầm của SEO với những thay đổi lớn từ Google như Hummingbird và “keyword not provided”. Các bạn làm SEO, các công ty nhỏ bị ám ảnh bởi thứ hạng của những từ khóa đứng top và một số từ khóa hái ra tiền của họ cần phải thay đổi cách nghĩ của mình để thích nghi tốt hơn.
Tìm kiếm an toàn của Google khiến loại bỏ những dữ liệu về traffic của từ khóa có thương hiệu, nhưng đồng thời cũng mang đến cơ hội cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của website thông qua các entrance page. Google Hummingbird đã chỉ đường cho các chủ doanh nghiệp nhỏ: cập nhật những nội dung chất lượng và thực sự có thể giải đáp cho người dùng.

Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong việc giải đáp một phần thông tin về Thuật toán chim Ruồi Hummingbird. Bài viết dựa trên các trải nghiệm và dự đoán của tôi, qua Video clip họp báo của Google, đồng thời có tham khảo một số bài viết của SEL, SEW và MOZ.

Bài viết này tặng cho các bạn tôi trên Facebook, các anh, chị đang học tại trung tâm đào tạo SEO DGM Việt Nam như đã hứa ^^

Tôi rất biết ơn nếu bạn chia sẻ bài viết này và kèm link nguồn đến website của tôi.
(http://ngocchinh.com/google-hummingbird-thuat-toan-chim-ruoi/Trần Ngọc Chính)

Chia sẻ bài viết này

Bài viết liên quan nên xem

2 Comments

  1. An Thanh

    12/10/2013 at 19:14

    Bóc tem, thanks you bài viết mấy năm mới ra một lần của anh Chính! he he

  2. Thành Thái

    13/10/2013 at 11:04

    Bài viết của anh Chính em rất thích đọc, cơ mà bài này dài quá, đánh dấu sẽ đọc sau :p

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Hello. I’m Chính


Chính là người rất vui tính, là tín đồ của nhiều môn thể thao, ưa mạo hiểm, muốn chinh phục & vượt qua các thử thách khó khăn. Đam mê kinh doanh, kiếm tiền bằng sự sáng tạo, thích đi du lịch khám phá, ham muốn học hỏi và chia sẻ giá trị tri thức cho cộng đồng. Tìm hiểu thêm về Chính

Follow Chính trên Google+